Quy định về stablecoin là tín hiệu kết thúc cho lĩnh vực DeFi?

Quy định về stablecoin là tín hiệu kết thúc cho lĩnh vực DeFi? WikiBit 2022-10-27 07:00

Kể từ khi khái niệm tài chính phi tập trung (DeFi) nổi lên trong không gian tiền điện tử vào năm 2020, các nhà phê bình đã lưu ý rằng

  Kể từ khi khái niệm tài chính phi tập trung (DeFi) nổi lên trong không gian tiền điện tử vào năm 2020, các nhà phê bình đã lưu ý rằng lĩnh vực này không thật sự phi tập trung như tên gọi.

  Một trong những đặc điểm cho thấy sự tập trung của DeFi là phần lớn của nền kinh tế của nó hoạt động dựa trên stablecoin.

  Để hiểu rõ hơn về mức độ quan trọng của các stablecoin tập trung đối với không gian DeFi, hãy cùng nhau xem xét rằng, hơn một nửa khối lượng giao dịch của Uniswap trong 24 giờ qua được thực hiện trong cặp giao dịch UDC-ETH và khoảng 94% tài sản được vay trên Compound là USDC, USDT hoặc DAI.

  Mặc dù có nhiều dự án có ý định xây dựng các stablecoin phi tập trung hơn, nhưng thực tế là USDC, USDT, BUSD, DAI và các loại stablecoin lớn khác đều được hỗ trợ bởi khối lượng tài sản dự trữ trong các tổ chức tài chính truyền thống, dễ quản lý . Nói cách khác, chính phủ có thể đánh sập nền kinh tế DeFi thông qua việc ban hành một số quy định.

Nhận xét mới nhất từ Fed

  Trong sự kiện DC Fintech Week vào tuần trước, Phó Chủ tịch Giám sát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Michael Barr, đã đưa ra nhiều nhận xét khác nhau về ngành công nghiệp tiền điện tử. Mặc dù Barr cho rằng tương lai của các tài sản tiền điện tử như Bitcoin không mấy khả quan, nhưng ông lại thấy tiềm năng của stablecoin.

  Điều đó cho thấy, Barr đã bảo hiểm một số rủi ro liên quan đến tài sản tiền điện tử được chốt bằng USD. Có lẽ điều thú vị nhất trong quan điểm của Barr là việc các nhà phát hành stablecoin có thể không theo dõi được ai đang sử dụng số USD dược token hoá của họ.

  “Khi các ngân hàng khám phá các lựa chọn khác nhau để khai thác tiềm năng của công nghệ, điều quan trọng là phải xác định và đánh giá các rủi ro mới trong các mô hình đó và liệu những rủi ro đó có thể được giải quyết hay không”, Barr nói.

  “Chẳng hạn, ngân hàng có thể không theo dõi được ai đang nắm giữ trách nhiệm pháp lý đối với các tài sản được token hoá hoặc liệu token có đang được sử dụng trong các hoạt động rủi ro hoặc bất hợp pháp hay không. Trong khi các giải pháp kỹ thuật đang được triển khai để quản lý những rủi ro này, thì việc liệu các ngân hàng có chấp nhận tuân thủ quy định pháp luật liên quan hay không cũng là câu hỏi chưa có lòi giải đáp”.

  Với những câu hỏi mở này, ngân hàng có thể sẽ triển khai thử nghiệm công nghệ mới trong tầm kiểm soát và hạn chế. Các thử nghiệm này thường sẽ được kết hợp với cơ quan quản lý, thường xuyên thảo luận về những lợi ích và rủi ro liên quan, đảm bảo phù hợp với các hoạt động hiện tại của ngân hàng và tuân thủ pháp luật hiện hành.

  Đây không phải là lần đầu tiên vấn đề sử dụng stablecoin được cơ quan quản lý hoặc quan chức chính phủ nhắc đến. Vào tháng 9/2020, Văn phòng Kiểm soát Tiền tệ Hoa Kỳ (OCC) đã cung cấp hướng dẫn (PDF) cho các ngân hàng muốn cung cấp hỗ trợ cho các nhà phát hành stablecoin.

  Tuy nhiên, ý kiến từ OCC lại không đề cập đến vấn đề stablecoin được nắm giữ bởi các ví không lưu ký.

  Gần đây hơn, Nhà Trắng thông báo, Bộ Ngân khố sẽ hoàn thành đánh giá rủi ro tài chính bất hợp pháp đối với lĩnh vực DeFi vào tháng 2/2023. Trong cùng thông báo, Nhà Trắng lưu ý rằng sự phát triển của một loại tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành (CBDC) có thể hỗ trợ cho các biện pháp trừng phạt kinh tế do Hoa Kỳ áp đặt trên khắp thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh việc sử dụng stablecoin tại Nga bùng nổ.

  Theo dữ liệu từ công ty phân tích blockchain Chainalysis, Nga được cho là đang tăng cường sử dụng stablecoin để né tránh lệnh trừng phạt của các nước phương Tây.

Điều gì sẽ ảnh hưởng đến DeFi?

  Hiện tại, các cơ quan vẫn chưa có kế hoạch thực hiện các quy định chặt chẽ hơn về KYC và chống rửa tiền (AML) đối với stablecoin tại Hoa Kỳ. Do đó, động thái này có thể xảy ra trong tương lai gần, vì một số nhà lập pháp đã thúc đẩy việc triển khai quy định về stablecoin trong năm qua.

  Các quy định về stablecoin sẽ có tác động rất lớn đến DeFi. Điểm nổi bật của các ứng dụng DeFi là khả năng giao dịch, vay, cho vay và thực hiện các hoạt động tài chính khác mà không cần chuyển giao thông tin cá nhân. Điều này mang lại một số lợi ích và cải thiện quyền riêng tư cho người dùng cuối, nhưng ưu điểm này sẽ biến mất trong tình huống mà người dùng stablecoin phải xác minh danh tính.

  Người dùng cũng sẽ cần xem xét vấn đề về lợi nhuận mà thợ đào kiếm được (MEV) và công bố tài chính của họ, hiện được gắn trực tiếp với danh tính trong thế giới thực, trên một blockchain công khai. Nếu điều này xảy ra, nhiều người dùng DeFi có thể sẽ quay trở lại sử dụng mô hình giao dịch tập trung truyền thống.

  “Nếu các giao dịch stablecoin phải tuân theo quy định Travel Rule, thì các stablecoin tập trung về cơ bản sẽ giống như hệ thống giao dịch PayPal”, Yago, cộng tác viên của Sovryn cho biết.

  “DeFi có thể sẽ phân chia theo một kịch bản như vậy, với một số giao thức đóng (permissioned) và những giao thức khác trở nên kháng kiểm duyệt hơn. Tuy nhiên, các giao thức DeFi đóng không phải là thứ mà bất kỳ ai cũng cần”.

  Quy định Travel Rule mà Yago đề cập là hướng dẫn của Lực lượng Đặc nhiệm Hành động Tài chính (FATF), tổ chức liên chính phủ chống rửa tiền. Bằng cách tuân theo Travel Rule, FATF cho biết các nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo có thể giúp chặn tài trợ khủng bố, dừng thanh toán cho các thực thể đang chịu lệnh trừng phạt, cho phép cơ quan thực thi pháp luật trát đòi hồ sơ giao dịch, phát hiện báo cáo hoạt động tài chính đáng ngờ và ngăn chặn rửa tiền trong không gian crypto.

  Tất nhiên, các nhà phát hành stablecoin như Tether vẫn có vai trò nhất định đối với các token được chốt bằng đồng USD của họ trong tình huống mà nhiều quy định được đặt ra cho lĩnh vực này.

  “USDT sẽ tiếp tục là stablecoin được sử dụng rộng rãi nhất trên thị trường như một cách ổn định và hiệu quả để di chuyển USD trên toàn cầu”, CTO của Tether, Paolo Ardoino, cho biết khi được hỏi về đề xuất giá trị của USDT nếu KYC chặt chẽ hơn và các quy định AML được triển khai.

  “Tether có nhiều trường hợp sử dụng khác nhau, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Argentina, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ… Nó có thể dễ dàng được di chuyển giữa các sàn giao dịch, hoặc giữa người dùng thay vì sử dụng chuyển tiền qua ngân hàng. Nó rất dễ mua và bán. Tether thường được sử dụng như một cách để giữ tiền trên các sàn giao dịch khi trader cảm thấy thị trường cực kỳ biến động và nó cũng đã tìm thấy tiện ích ở các thị trường mới nổi, nơi công dân sử dụng USDT để chống lại lạm phát”.

  Ardoino đã tránh đề cập trực tiếp đến DeFi khi được hỏi về những tác động tiềm ẩn của việc quy định stablecoin chặt chẽ hơn, thay vào đó ông chỉ ra những lợi ích tăng trưởng tiềm năng của việc có những quy định rõ ràng hơn.

  “Quy định về Stablecoin sẽ cung cấp sự rõ ràng cho các tập đoàn, tổ chức tài chính và công ty fintech lớn hơn tham gia vào thị trường tiền điện tử. Hệ sinh thái tiền điện tử được quản lý và an toàn hơn sẽ mang lại lợi ích cho tất cả mọi người tham gia, đồng thời mở ra nhiều cánh cổng cho các sản phẩm mới được đưa vào thị trường”.

  Mặc dù DeFi sẽ không hoàn toàn biến mất với việc thực thi KYC và AML chặt chẽ hơn trên các stablecoin, nhưng rõ ràng là nó sẽ khiến lĩnh vực này thu hẹp quy mô so với hiện tại, vì phần lớn tiện ích của DeFi sẽ bị xoá sổ khi quy định về stablecoin được ban hành.

 

Miễn trừ trách nhiệm:

Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không phải lời khuyên đầu tư. Nền tảng không đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của các thông tin được đưa ra và sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ tổn thất nào do việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin trong bài viết.

  • Chuyển đổi token
  • Tỷ giá
  • Tính toán ngoại hối mua vào
/
Đơn vị
Tỷ giá tức thời
Số tiền có thể đổi

0.00