Giải Mã Khái Niệm NFTs (Token Không Thể Thay Thế)

Giải Mã Khái Niệm NFTs (Token Không Thể Thay Thế) WikiBit 2022-04-08 11:53

NFT là các token không thể thay thế được, đại diện duy nhất về quyền sở hữu tài sản được ghi lại bất di bất dịch trong các blockchain. Nhóm khách hàng thích nghi nhanh đang sử dụng các token này để đại diện cho yêu cầu của họ về các bộ sưu tầm kỹ thuật số, tác phẩm nghệ thuật và nhiều tài sản độc đáo khác

  Tóm tắt nội dung bài học

  · NFT là gì

  · Nguyên lý hoạt động của NFT

  · Cách kiếm tiền điện tử từ việc đầu tư vào NFT

  · Cách để bạn tự tạo ra NFT của riêng mình

  NFT là các token không thể thay thế được, đại diện duy nhất về quyền sở hữu tài sản được ghi lại bất di bất dịch trong các blockchain. Nhóm khách hàng thích nghi nhanh đang sử dụng các token này để đại diện cho yêu cầu của họ về các bộ sưu tầm kỹ thuật số, tác phẩm nghệ thuật và nhiều tài sản độc đáo khác

  Bạn sẽ hiểu được rõ hơn khi so sánh loại tài sản này với các loại tiền điện tử như Bitcoin là đồng có thể thay thế được. Để Bitcoin hoạt động như một loại tiền tệ, nó phải có thuộc tính là có thể thay thế được. Nói cách khác, tất cả Bitcoin đều bình đẳng và có thể hoán đổi cho nhau. Bạn không thể có một Bitcoin duy nhất.

  Mặt khác, NFT được sử dụng để đại diện cho các tài sản duy nhất. Không giống như tiền giấy hoặc Bitcoin, không có hai NFT nào giống nhau. Chúng là duy nhất và chứa thông tin chứng minh chúng là duy nhất trong các hợp đồng thông minh.

  NFT là một ví dụ tuyệt vời về sự đổi mới và tăng trưởng của tiền điện tử. Các nhà đầu tư có tiềm năng kiếm tiền rất lớn trong thị trường mới nổi này khi các công ty kết hợp những NFT này với các công cụ Defi khác để tạo ra thị trường cho phép bất kỳ ai cũng có thể tạo, giao dịch, mua và bán NFT.

  Bài viết này nhằm mục đích giới thiệu về thế giới của NFT và bắt đầu bằng việc giải thích nguyên lý hoạt động của chúng và những điều cần lưu ý khi đầu tư.

  Nguyên lý hoạt động của NFT

  NFT hoạt động bằng cách lưu trữ thông tin chứng minh chúng là duy nhất. Các token ấy lưu trữ thông tin này trong các hợp đồng thông minh. Hợp đồng thông minh là tập hợp các hướng dẫn được viết bằng mật mã và được lưu trữ trên một chuỗi khối. Các hợp đồng thông minh này cho phép bổ sung thêm thông tin chi tiết và liên kết vĩnh viễn với một tài sản.

  NFT chủ yếu được sử dụng để chứng minh quyền sở hữu kỹ thuật số đối với một tài sản cụ thể. Tài sản này có thể bao gồm từ đồ sưu tầm được trong trò chơi điện tử đến quyền sở hữu các thỏi vàng. Những gì NFT cung cấp là tình trạng sở hữu chắc chắn được ghi lại một cách an toàn trên một chuỗi khối và có thể được bán hoặc giao dịch.

  Mọi người thường hoài nghi - đặc biệt liên quan đến các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số - rằng các hình ảnh hay tệp kỹ thuật số có thể bị ai đó chụp lại ảnh màn hình hoặc tải về được dễ dàng, vì vậy nên tài sản này không thực sự khan hiếm. Tuy nhiên, lập luận tương tự cũng áp dụng cho bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nào. Tôi có thể tải về một bức tranh Mona Lisa hoặc đến ngắm bức tranh ấy và tự chụp ảnh; điều đó không có nghĩa là tôi sở hữu tác phẩm Mona Lisa ấy. Mọi người luôn, và sẽ luôn sẵn sàng trả một khoản phí bảo hiểm cho tác phẩm gốc.

  Ngoài ra, bài phê bình này tập tủng nhấn mạnh một khía cạnh quan trọng của NFT. Chúng là đại diện cho quyền sở hữu một tài sản và không nhất thiết phải đại diện cho chính tài sản đó. Hợp đồng thông minh sẽ cung cấp thông tin chi tiết về nơi có thể tìm thấy tài sản kỹ thuật số liên kết ấy.

  Giá trị của NFT là bằng chứng về quyền sở hữu một tài sản có giá trị. NFT giống như chứng chỉ xác minh chủ sở hữu. Các chứng chỉ này có thể được sử dụng để giao dịch tài sản theo những cách mới và sáng tạo.

  Những cải tiến từ NFT

  Tình trạng sở hữu được ghi lại do NFT cung cấp đã tạo ra một số đổi mới thú vị.

  Với cái cách NFT cung cấp lịch sử quyền sở hữu có thể dễ dàng truy cập, giá trị của một tài sản có thể bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nguồn gốc của nó.

  Ví dụ, nếu một nhà sưu tập nghệ thuật nổi tiếng mua một tác phẩm nghệ thuật bằng một NFT, hiểu một cách đơn giản là một nhà sưu tập có ảnh hưởng đã sở hữu nó, có nghĩa là tác phẩm nghệ thuật này có thể đáng giá hơn nữa. NFT sẽ ghi lại thông tin về quyền sở hữu này và đảm bảo rằng nó được gắn với tác phẩm nghệ thuật.

  Một NFT mà đại diện cho quyền sở hữu của một cây đàn guitar mà một nhạc sĩ nổi tiếng từng sở hữu có thể đảm bảo giá trị này được ghi lại và gắn với cây đàn.

  Một cây đàn guitar bass không phím đàn quý hiếm được bán tại Bonham's với giá 237.562 bảng Anh, mức giá đó có được phần lớn là do nó từng thuộc sở hữu của George Harrison trước đây

  Một khía cạnh thú vị khác của NFT là tác giả gốc của tài sản ấy sẽ nhận được giá trị khi tài sản được bán lại trong suốt thời gian tồn tại còn lại của nó. Giả sử bạn tạo ra một tác phẩm nghệ thuật và sau đó bán nó. Với NFT, bạn có thể thêm một cơ chế đảm bảo rằng đối với mỗi lần bán qua lại, bạn sẽ tự động nhận được một tỷ lệ phần trăm nhất định.

  NFT cũng có thể giúp người dùng dễ dàng tiếp cận với quyền sở hữu theo phân đoạn. Điều quan trọng cần lưu ý là bản thân các NFT không phải là phân đoạn vì chúng không thể được phân chia. Thay vào đó, chủ sở hữu có thể tạo ra các NFT có liên quan đến các phần của tài sản được phân đoạn để việc mua tài sản trở nên dễ tiếp cận hơn.

  Đây chỉ là một vài trong số những đổi mới mà NFT đang mang tới và cũng như với các thứ khác trong tiền điện tử, không gian này vẫn còn mới và đang không ngừng phát triển.

  Rất nhiều thách thức nằm ở việc mở rộng quy mô công nghệ và thiết lập các giao thức tiêu chuẩn và khả năng tương tác. Khi những thách thức này ngày càng được giải quyết ổn thỏa hơn, chúng ta sẽ thấy có càng nhiều sự đổi mới và các trường hợp sử dụng hơn trong giao dịch kỹ thuật số của các tài sản mà chỉ có tiền điện tử mới có thể thực hiện được.

  Đầu tư vào NFT

  Tuy nhiên một người sẽ bắt đầu với NFT từ đâu? Và những điều cần thiết lưu ý khi đầu tư là gì?

  Bạn có thể mua các mã token không thể thay thế (NFT) trên nhiều thị trường NFT, bao gồm Rarible, OpenSea, Enjin Marketplace với nhiều thị trường khác mở cửa mọi lúc.

  Bạn cần thiết lập ví tiền điện tử để truy cập các trang web này; chúng hỗ trợ các ví dựa trên trình duyệt phổ biến như Metamask hoặc Fortmatic.

  Bạn có thể duyệt qua các thị trường này để tìm bất kỳ NFT nào mà bạn đang muốn mua. Giao diện của chúng vô cùng trực quan. Khi duyệt qua các NFT, bạn có thể nhấp vào chúng để tìm thêm thông tin chi tiết về chủ sở hữu và lịch sử giá thầu cũng như giá của chúng.

  Nếu bạn tìm thấy một món đồ mà bạn muốn sở hữu; bạn có thể mua trực tiếp bằng ví của mình. Sẽ có một tùy chọn để mua và sau đó xác nhận giao dịch. Sau khi bạn chọn mua và giao dịch được xác nhận, NFT sẽ được gửi trực tiếp vào địa chỉ ETH của bạn và sẽ thuộc quyền sở hữu của bạn.

  NFT mà bạn đã mua sẽ được lưu trữ trong ví của bạn, nghĩa là chỉ bạn mới có quyền truy cập vào nó và bạn không bị phụ thuộc vào nền tảng của bên thứ ba để có thể truy cập được. Lúc này sẽ xuất hiện những cảnh báo thông thường về bảo mật ví.

  Các tài sản phổ biến tăng giá nhất là những tài sản dùng trong các trò chơi blockchain ngày càng phổ biến, với CryptoKitties là ví dụ nổi tiếng nhất. Các NFT này được sử dụng để đại diện cho quyền sở hữu các tài sản trong trò chơi. Decentraland là nền tảng thực tế ảo tiền điện tử kết hợp giữa Minecraft và Second Life, mà ở đó bạn có thể sở hữu và giao dịch bất động sản, với hệ sinh thái NFT trị giá hơn 24 triệu đô la.

  Nếu trò chơi phát triển và trở nên phổ biến hơn, nhu cầu đối với những tài sản này sẽ tăng lên và đẩy giá lên cao. Nếu bạn tin tưởng một trò chơi nào đó sẽ trở nên phổ biến hơn trong tương lai, thì việc đầu tư vào NFT của trò chơi đó có thể sẽ mang lại lợi nhuận.

  Các nhà đầu tư cần chú ý đến nguồn gốc, danh tiếng và hoạt động giao dịch của các NFT mà họ đang quan tâm. Nếu một token có nhiều lịch sử giao dịch và đã được gắn với những tác giả hoặc nhà giao dịch có uy tín, bạn có thể tự tin hơn về một khoản đầu tư đúng đắn.

  Để quyết định xem sẽ đầu tư vào NFT nào- cũng giống như đầu tư bất cứ thứ gì - không phải là điều dễ dàng. Trong bối cảnh thị trường đang phát triển với nhiều NFT tăng giá, luôn có những rủi ro đi kèm, đặc biệt là bong bóng xung quanh các giá trị. Không phải mọi NFT đều tăng giá và người mua thường khó có thể biết được đó là NFT nào.

  Một số NFT đã được bán với giá khổng lồ. Ví dụ như CryptoPunks, là một bộ sưu tập NFT gồm các hình ảnh nghệ thuật bản giới hạn mô tả những nhân vật kỳ lạ. Số lượng của chúng chỉ giới hạn với 10.000 bản với những bản hiếm nhất được bán với giá hàng trăm nghìn đô la.

  Doanh số CryptoPunk lớn nhất gần đây đã được ghi nhận với hơn 750.000 đô la. Đây là số tiền khổng lồ đổi lấy quyền sở hữu những hình ảnh pixel nhưng giá trị của chúng nằm ở sự khan hiếm.

  Cũng như với bất kỳ loại đầu tư nào, bạn sẽ thường bỏ tiền đầu tư vào những gì bạn am hiểu. Nếu bạn là một người hâm mộ thể thao, hãy nhìn vào cách NFT đang được sử dụng. NBATOPSHOT trong bóng rổ và Sorare trong bóng đá là hai ví dụ điển hình, trong đó các phương pháp tương tự để tạo ra các bộ sưu tập thẻ và nhãn dán, đang nhanh chóng được thay thế.

  Bạn không cần phải liên tưởng quá nhiều để xem làm thế nào mà loại tài sản này có thể phổ biến ở các những ngách khác nữa.

  Một cách tiếp cận khác để bước vào thế giới NFT, sẽ cung cấp cho bạn trải nghiệm thực tế hơn, là tạo ra một NFT của riêng bạn.

  Tạo ra NFT của riêng bạn

  Tạo ra NFT của riêng bạn có lẽ là cách tốt nhất để hiểu khái niệm và tạo ra giá trị tiềm năng. Bạn có quyền kiểm soát những tài sản bạn muốn được đại diện và sẽ chỉ phải bỏ ra rất ít chi phí ngoài thời gian và công sức (và phí giao dịch).

  Việc tạo ra một NFT được gọi là Minting (quá trình đưa một dữ liệu trong bên trong hệ thống blockchain) và các nền tảng khác nhau tạo điều kiện cho quá trình này. Các thị trường được đề cập trước đó như Rarible có thể được sử dụng và sau đó bạn có thể niêm yết NFT của bạn để bán.

  Đầu tiên, bạn phải xác định loại tài sản nào bạn muốn NFT của mình đại diện cho. Đó có thể là một bài hát bạn đã ghi âm, một bức ảnh bạn đã chụp hoặc mô hình 3D mà bạn đã tạo. Các NFT hỗ trợ một loạt các loại tệp, bao gồm hình ảnh, nhạc, mô hình 3D, v.v.

  Khi bạn có tài sản của mình trong tệp phương tiện truyền thống, bạn có thể đăng tải tài sản đó lên nền tảng đã chọn của mình và đúc NFT từ đó. Quá trình này sẽ bao gồm việc điền thông tin chi tiết như mô tả về tài sản, phí bản quyền và nhiều thông tin khác. Lưu ý rằng bạn sẽ phải trả phí giao dịch liên quan để xác nhận việc tạo NFT của mình, vì vậy bạn cần chắc chắn có sẵn tiền trong ví Ethereum của mình.

  Sau khi đã đúc NFT của riêng mình, bây giờ bạn có thể niêm yết NFT ấy để bán trên một thị trường và nếu có người thích nó, bạn có thể có doanh số. Trải qua quá trình này sẽ giúp bạn hiểu cách thức hoạt động của NFT và quyền lực mà ác NFT trao vào tay những tác giả.

  NFT là một lĩnh vực thú vị và hấp dẫn trong thế giới Crypto. Loại tài sản này đang ngày càng được sử dụng rộng rãi và bây giờ là một thời điểm tuyệt vời để tham gia vào. Nếu bạn tự nhận bản thân mình có khả năng phát hiện ra các tài sản bị định giá thấp, NFT có thể giúp bạn tận dụng tài năng đó.

  Nếu không, hãy tạo cho riêng bạn một NFT từ một tác phẩm sáng tạo mà bạn tự hào và làm cho tác phẩm ấy đến tay người thưởng thức.

Miễn trừ trách nhiệm:

Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không phải lời khuyên đầu tư. Nền tảng không đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của các thông tin được đưa ra và sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ tổn thất nào do việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin trong bài viết.

  • Chuyển đổi token
  • Tỷ giá
  • Tính toán ngoại hối mua vào
/
Đơn vị
Tỷ giá tức thời
Số tiền có thể đổi

0.00