Cách Đọc Hiểu Các Mô Hình Và Biểu Đồ Giao Dịch

Cách Đọc Hiểu Các Mô Hình Và Biểu Đồ Giao Dịch WikiBit 2022-04-08 14:16

Nếu bạn đã theo dõi chuỗi các bài viết kiến thức crypto căn bản của chúng tôi, giải thích về cách giao dịch tiền điện tử, chắc hẳn bạn đã quen với khái niệm phân tích kỹ thuật.

  Tóm tắt nội dung bài học:

  1. Tổng quan về các công cụ vẽ biểu đồ

  2. Giới thiệu các mô hình biểu đồ

  3. Ví dụ về dạng mô hình Pennant (Mô hình cờ đuôi nheo)

  4. Cách thu thập tài nguyên biểu đồ

  Nếu bạn đã theo dõi chuỗi các bài viết cơ sở tri thức của chúng tôi, giải thích về cách giao dịch tiền điện tử, chắc hẳn bạn đã quen với khái niệm phân tích kỹ thuật.

  Phân tích kỹ thuật sử dụng lịch sử giá và khối lượng tiền điện tử, hiển thị dữ liệu đó trong các biểu đồ giao dịch để cố gắng dự đoán hướng di chuyển tiếp theo của giá.

  Các nhà giao dịch có kinh nghiệm phân tích kỹ thuật bằng cách tìm kiếm mô hình bất kỳ trong số một số lượng lớn các mô hình được công nhận để có thể chỉ ra chuyển động giá cụ thể sau đó, cũng như sử dụng những gì mình đã ghi chú lại để có những cách diễn giải của riêng mình.

  Bạn cần phải hiểu rằng biểu đồ và hình dạng mô hình giao dịch không chỉ xuất hiện duy nhất đối với tiền điện tử; mà còn đối với bất kỳ giao dịch bất kỳ tài sản nào, mặc dù các chi tiết cụ thể có thể khác nhau. Để hiểu nó, bạn phải bắt đầu bằng cách tự làm quen với các công cụ cho phép bạn chú thích và vẽ biểu đồ.

  Một trong những công cụ phổ biến nhất trên thị trường là Tradingview. Bạn có thể truy cập miễn phí các mục cơ bản trên Tradingview chỉ bằng cách truy cập vào một sàn giao dịch tiền điện tử như Bitstamp. Bạn sẽ thấy tùy chọn Tradeview khi truy cập vào trang chủ của sàn này. Các công cụ tương tự khác cũng có sẵn.

  Chúng ta đã có bài viết thảo luận về những điểm cơ bản về biểu đồ giá tiền điện tử, vì vậy nếu như chưa quen, bạn nên tìm đọc các bài viết sau:

  · Biểu đồ giá tiền điện tử là gì

  · Phân tích kỹ thuật là gì

  · Giải thích Leading Indicator (Chỉ số nhanh) và Lagging Indicator (Chỉ số chậm)

  Các công cụ vẽ biểu đồ tích hợp

  Các công cụ giao dịch như Tradingview có thể được coi giống như Excel. Nhiệm vụ của chúng là thực hiện phần lớn công việc phân tích, sử dụng các thước đo và chỉ số thống kê đã xác định, nhưng thách thức dành cho bạn là phải hiểu được những dữ liệu phân tích ấy có liên quan thế nào đến biến động giá trong tương lai.

  Phạm vi của các chỉ báo và cách lọc dữ liệu giá là rất lớn, vì vậy điều quan trọng là bạn phải xác định được dữ liệu nào bạn cho là quan trọng.

  Các phạm vi ngày

  Một trong những cách cơ bản nhất để lọc dữ liệu là theo phạm vi ngày, nhưng không phải phạm vi tùy ý bất kỳ. Khi quan sát giá bitcoin trong ngày hôm trước, bạn sẽ có một góc nhìn hoàn toàn khác so với giá bitcoin trong 5 năm qua.

  Vì Phân tích kỹ thuật nói chung tập trung vào các vị thế ngắn hạn, nên bạn thường sẽ tập trung đi vào phân tích trong các khung thời gian ngắn.

  Công việc phân tích dữ liệu theo ngày vẫn chưa kết thúc tại đây, bởi vì công cụ Tradingview tiêu chuẩn sẽ sử dụng các biểu đồ hình nến - phần giải thích về biểu đồ hình nến đã được đề cập trước đó trong cơ sở tri thức của chúng tôi. Khi nhìn vào các biểu đồ này, nhà giao dịch hiểu được bối cảnh giá trong các khoảng thời gian cụ thể, được minh họa qua các hình chữ nhật hẹp dọc, có các bấc ở trên đỉnh và dưới đáy - giống như một ngọn nến.

  Các bấc biểu thị các mức giá cao nhất và thấp nhất, và hình chữ nhật cho biết giá mở và đóng trong khoảng thời gian xác định. Màu sắc của bấc cho bạn biết giá tăng hay giảm.

  Tradingview cho phép bạn thiết lập phạm vi biểu đồ nến, từ 1 phút đến 3 ngày; các đầu đối lập của quang phổ đó cho thấy chiến lược giao dịch hoàn toàn khác nhau.

  Giao dịch trong khoảng thời gian một phút sẽ tập trung vào việc cố gắng tạo ra lợi nhuận nhỏ nhiều lần, thường là thông qua chênh lệch giá. Phạm vi nến rộng hơn cho biết các phong cách giao dịch như Momenum Trading (Giao dịch theo xung lượng).

  Các chỉ báo kỹ thuật

  Như đã đề cập, các công cụ giao dịch tiêu chuẩn chứa đầy các Chỉ báo kỹ thuật có sẵn thông qua một trình đơn thả xuống đơn giản. Tradeview tự hào có hơn 100 chỉ số tiêu chuẩn, vì vậy như đã đề cập, trước tiên bạn cần phải xác định phong cách giao dịch bạn là gì, để bạn có thể tìm thấy lợi thế và sử dụng các chỉ báo liên quan, thay vì bị hấp dẫn bởi những chỉ báo khác lạ.

  Cơ sở tri thức giao dịch của Crypto đã giới thiệu một số chỉ báo kỹ thuật phổ biến nhất thuộc các danh mục thường gặp sau:

  · Chỉ báo giá – Báo hiệu cụ thể thay đổi về giá

  · Chỉ báo khối lượng – Dựa trên khối lượng hoạt động giao dịch

  · Chỉ báo nhanh – Báo hiệu trước một sự thay đổi về hướng giá

  · Chỉ báo chậm – Xác nhận một thay đổi cụ thể về giá đã xảy ra

  Một chỉ báo kỹ thuật tiêu chuẩn được chọn sẽ tự động chồng lên biểu đồ giá - chẳng hạn như Moving Average (Đường trung bình động), hoặc tạo một khung giao diện bổ sung song song bên dưới biểu đồ chẳng hạn như RSI (Chỉ số Sức mạnh Tương đối).

  Các chỉ báo này không được sử dụng riêng lẻ, nhưng thường được sử dụng kết hợp, cùng với nghiên cứu không định lượng trong biểu đồ giao dịch như tin tức hay các nguyên tắc cơ bản.

  Các mô hình biểu đồ giá

  Công việc phân tích kỹ thuật trở nên phức tạp hơn khi bạn bắt đầu tìm kiếm các mô hình tiêu chuẩn trong biểu đồ giá hoặc ghi chú diễn giải của riêng bạn về chuyển động giá và khối lượng.

  Thước đo đó được gọi là Tỷ lệ thành công, nhưng rất tiếc đây không phải là giá trị thống kê khách quan như là giá trị đã biết của một độ lệch chuẩn. Toàn bộ lĩnh vực Phân tích kỹ thuật và vẽ biểu đồ đều mang tính chủ quan, vì vậy không có bảng tham chiếu chính xác nào về Tỷ lệ thành công. Phần lớn khó khăn đến từ việc có thể tạo ra một bộ tiêu chí rõ ràng về các dạng mô hình và xác nhận sự đột phá - tăng hoặc giảm.

  Tùy thuộc vào nghiên cứu giao dịch mà bạn chọn thì tỷ lệ thành công cho các mô hình có thể khác nhau đáng kể, điều này khiến bất kỳ nhà giao dịch mới nào cũng phải thận trọng khi đặt trọn niềm tin vào chỉ môt mô hình.

  Thay vào đó, các mô hình giao dịch chỉ nên được coi là một công cụ trong số nhiều phương pháp để phân biệt giá.

  Bảng tham chiếu dưới đây, được tạo bởi một người dùng trong cộng đồng Tradingview, đã tóm tắt về bốn loại mô hình trong đó là các mô hình phổ biến với các tên gọi mô tả hình dạng mà các mức giá tạo ra.

  · Continuation (Mô hình giá tiếp diễn) – Mô tả sự gián đoạn tạm thời của xu hướng hiện có

  · Reversal (Mô hình đảo chiều) – Mô tả sự đảo ngược của hướng giá hiện tại

  · Neutral (Mô hình trung lập) – Mô tả kỳ vọng về một sự thay đổi lớn của hướng giá, nhưng không có sự chắc chắn cụ thể về việc giá sẽ tăng hay giảm

  · Specials (Mô hình đặc biệt) – Đây là những mô hình chuyên biệt chỉ được sử dụng bởi các nhà giao dịch có kinh nghiệm.

  Các quy tắc cơ bản trong việc vẽ mô hình

  Mặc dù có các mô hình biểu đồ phổ biến, Công cụ giao dịch sẽ không xác định mô hình nào dành cho bạn, vì vậy bạn phải tự học cách xác định chúng.

  Như bạn có thể thấy từ bảng tóm tắt, các mô hình giá tiếp diễn và mô hình trung lập đối xứng về mức giá để tạo thành hình dạng mô hình.

  Mô hình này kỳ vọng sẽ có một biến động giá lớn, nhưng không chắc chắn về hướng giá sẽ đi lên hay xuống. Các giới hạn trên và dưới của mô hình cung cấp các tham số cho sự đột phá kỳ vọng.

  Ví dụ về mô hình Pennant (Mô hình cờ đuôi nheo)

  Cách tốt nhất để giải thích nguyên lý hoạt động của các mô hình biểu đồ là thông qua một ví dụ, mà ở đây chúng ta sẽ phân tích ví dụ về mô hình Pennant (Mô hình cờ đuôi nheo)- một trong những chỉ báo giá tiếp diễn phổ biến nhất.

  Giá trong mô hình này chuyển động cao hơn hoặc thấp hơn đáng kể với khối lượng trên trung bình, tiếp sau đó là một vài tuần giai đoạn ổn định giá và khối lượng giảm trước khi có một đợt đột phá tiếp theo.

  Trong giai đoạn ổn định giá, biên độ của các mức giá cao nhất và mức giá thấp nhất sẽ giảm tạo thành hình cờ đuôi nheo đặc trưng. Các nhà giao dịch sẽ tìm kiếm lợi nhuận từ việc dự đoán một đợt đột phá, khi quan sát giá chuyển động ở trên hoặc dưới đường đỉnh/đáy của cờ đuôi nheo, bằng cách đặt một lệnh giao dịch thích hợp với mức cắt lỗ ở phạm vi ngược lại.

  Vì vậy, nếu bạn kỳ vọng đó là một đột phá đi lên, thì mức cắt lỗ sẽ nằm dưới đường đáy của cờ đuôi nheo vì điều đó sẽ đảm bảo bạn được an toàn nếu có đột phá. Điều ngược lại sẽ đúng nếu dự đoán một sự đột phá thấp hơn.

  Bất kể là loại mô hình nào thì bạn phải luôn sử dụng lệnh cắt lỗ, một lệnh giao dịch được sử dụng để giảm thiểu rủi ro thua lỗ khi mắc sai lầm. Nếu bạn cho rằng giá sẽ đột phá tích cực, bạn sẽ đặt lệnh cắt lỗ bên dưới đường giới hạn đáy của mô hình vì điều đó làm đảm bảo bạn được an toàn khi có đột phá và dừng các khoản lỗ tiềm năng của bạn tại thời điểm đó, vì bạn không chắc chắn việc giá sẽ đi xuống tới mức nào, có thể khiến bạn mất toàn bộ vốn kinh doanh.

  Cũng giống như việc vẽ biểu đồ, việc đặt mục tiêu giá – một yếu tố cốt lõi của giao dịch, không phải là một phép tính chính xác, nhưng có thể dựa trên tổng giá trước đó của đợt đột phá trước, sau đó tạo thành mô hình Pennant (mô hình cờ đuôi nheo) được thêm vào giá khi có một đột phá từ mô hình này.

  Mô hình đảo chiều, cũng giống như tên gọi của nó, không hề mơ hồ khó hiểu chút nào. Mô hình này dự đoán một hướng chuyển động cụ thể ngược lại với chuyển động giá vừa mới xảy ra. Điều quan trọng là bạn phải xác định mô hình đảo chiều cụ thể một cách tự tin, sau đó thiết lập giao dịch của bạn, tính toán mục tiêu giá của bạn và sử dụng lệnh cắt lỗ tại điểm mà bạn sẽ được an toàn khi có đột phá xảy ra.

  Đừng để bị cám dỗ khi cố nghĩ ra một mô hình chuyển động giá cụ thể nào, vì điều đó sẽ phản tác dụng. Bạn nên duy trì sự đối xứng cần thiết cho các mô hình giá tiếp diễn và trung lập.

  Chú thích biểu đồ giá

  Để xác định bất kỳ mô hình phổ biến nào từ bảng tóm tắt trên, bạn sẽ cần phát triển kỹ năng vẽ các mô hình trên biểu đồ giá. Tradingview kết hợp tất cả các công cụ để cho phép bạn làm điều này, nhưng sẽ cần phải phải thực hành để trở nên thuần thục.

  Bạn không cần phải có tài khoản Tradingview để làm điều này, nhưng sẽ dễ dàng hơn cho bạn khi xem lại các biểu đồ mà mình đã chú thích. Các tiện ích vẽ tương tự như các ứng dụng vẽ/chỉnh sửa ảnh cơ bản, cho phép bạn tạo các đường xu hướng, văn bản, thêm biểu tượng và nhãn dán.

  Đến đây đầu óc bạn có thể sẽ trở nên quay cuồng một chút bởi việc diễn giải các biểu đồ gia tiền điện tử phần lớn mang tính chủ quan, phụ thuộc vào mỗi người. Như đã đề cập trong suốt phần giải thích về cách giao dịch tiền điện tử của chúng tôi, không có con đường tắt nào dẫn đến thành công cả. Giao dịch cần rất nhiều thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, và để đọc hiểu các mẫu biểu đồ thuần thục thì bạn cần có kinh nghiệm thực hành nhiều- đặc biệt là thực hành đánh giá Tỷ lệ thành công.

  Bạn sẽ thấy rằng các dịch vụ giao dịch cho phép bạn thử nghiệm các chiến lược của mình mà không gặp rủi ro và thậm chí biên dịch chúng thành mã. Tradeview hỗ trợ ngôn ngữ lập trình Pine script, một ngôn ngữ đơn giản để biên dịch các chiến lược giao dịch, nhưng nếu bạn có kỹ năng về khoa học dữ liệu, bạn có thể dễ dàng sử dụng các ngôn ngữ lập trình phổ biến như Python hoặc R để xây dựng và kiểm nghiệm lại các mô hình của riêng bạn.

  Tiếp thu nhận thức của cộng đồng

  Tuy nhiên, bạn không phải tự mình đối mặt với thách thức này vì một trong những thay đổi quan trọng nhất gần đây trong giao dịch là phát triển yếu tố xã hội. Các nhà giao dịch có thể chia sẻ chiến lược của họ với cộng đồng rộng lớn hơn và tiếp nhận những xác thực hoặc phản hồi hoặc chỉ cần tận dụng các chiến lược hiện có được tạo bởi những người dùng có kinh nghiệm hơn.

  Việc làm này cũng đi kèm với một cảnh báo rất lớn, bởi vì cũng như tất cả các khía cạnh của giao dịch, không có con đường tắt nào dẫn đến thành công. Nếu ai đó tìm ra một chiến lược đem lại lợi nhuận, hãy xem lại động cơ của người này khi chia sẻ chiến lược ấy? Nếu chiến lược ấy khuyến khích bạn trả tiền cho một dịch vụ đặt riêng, hãy suy nghĩ thật kỹ xem điều này có đáng giá không, vì những loại dịch vụ đó có thể càng làm tình hình tệ thêm.

  Nếu bạn chỉ mới bắt đầu giao dịch, cách tiếp cận tốt nhất là tham gia cộng đồng rộng lớn hơn để tiếp thu nhiều thông tin nhất có thể và học hỏi từ những sai lầm của người khác để bạn không phải mắc phải chúng.

Miễn trừ trách nhiệm:

Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không phải lời khuyên đầu tư. Nền tảng không đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của các thông tin được đưa ra và sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ tổn thất nào do việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin trong bài viết.

  • Chuyển đổi token
  • Tỷ giá
  • Tính toán ngoại hối mua vào
/
Đơn vị
Tỷ giá tức thời
Số tiền có thể đổi

0.00