Chỉ số RSI là gì? Cách sử dụng chỉ số RSI giao dịch hiệu quả

Chỉ số RSI là gì? Cách sử dụng chỉ số RSI giao dịch hiệu quả WikiBit 2021-07-08 12:32

Nếu bạn là một trader mới tham gia thị trường và theo trường phái phân tích kỹ thuật thì việc tìm hiểu các chỉ báo kỹ thuật là một điều vô cùng quan trọng. RSI là một trong những chỉ báo kỹ thuật quan trọng và được rất nhiều pro trader trên thế giới sử dụng để giao dịch cho nhiều thị trường khác nhau. Hiểu được bản chất của RSI là gì và cách sử dụng RSI sẽ giúp cho các trader sử dụng chỉ báo này một cách hiệu quả nhất.

  1. RSI là gì?

  RSI (Relative Strength Index – Chỉ số sức mạnh tương đối) là một chỉ báo động lượng đo lường mức độ thay đổi giá để đánh giá các điều kiện QUÁ MUA hoặc QUÁ BÁN của thị trường. Chỉ báo RSI được hiển thị dưới dạng bộ dao động (Oscillator) – là biểu đồ đường di chuyển giữa hai mức giới hạn được đo theo thang điểm từ 0 đến 100.

  Theo lý thuyết của ông Wilder, khi RSI nằm dưới mức 30, nó cho biết thị trường đang trong tình trạng quá bán – oversold , nếu RSI nằm trên mức 70, nó cho biết thị trường đang trong tình trạng quá mua – overbought. Khi tình trạng quá mua hoặc quá bán diễn ra, thị trường được kỳ vọng sẽ đảo chiều theo hướng ngược lại.

  2. RSI cung cấp các tín hiệu gì cho trader?

  RSI sẽ bao gồm 2 phần chính: 1 dài băng dịch chuyển uốn lượn dựa trên công thức tính toán về mức độ biến động của giá và 2 đường biên được tùy chỉnh mặc định tại 30 và 70.

  Vì thuộc nhóm chỉ báo động lượng nên RSI cũng sẽ chủ yếu cung cấp các thông tin liên quan tới: QUÁ MUA và QUÁ BÁN.

  Thông tin liên quan đến quá mua và quá bán này sẽ nằm ở chính 2 đường biên, nhưng như tôi có nói, mỗi 1 chỉ báo sẽ có công thức tính khác nhau. Nếu Stochastic Oscillator cung cấp tín hiệu quá mua và quá bán khi giá vượt quá đường biên 20 và 80 thì với RSI sẽ được kích hoạt nếu giá vượt quá đường biên 30 và 70.

  Mức 30 và 70 là 2 mức truyền thống, thực tế mức này có thể thay đổi, nhiều trader lại thích thiết lập đường biên tại 20 và 80 để thể hiện quá mua và quá bán, thay vì 30 và 70. Nên một trong những cách giao dịch chính là trader sẽ căn cứ vào các vùng quá mua và quá bán này để vào lệnh.

  Vẫn là dùng để diễn đạt hình thức được gọi là quá mua và quá bán, nhưng Wilder trong cuốn sách của mình có nói thêm 1 kỹ thuật nữa của RSI được gọi là Failure Swing. Mà ông từng nhấn mạnh rằng khi xuất hiện các Failure Swing trên vùng biên 70 còn được gọi là Top Swing Failure hoặc dưới vùng biên 30 hay Bottom Swing Failure, sẽ là tín hiệu đảo chiều để có thể vào lệnh.

  Chúng tôi sẽ nói kỹ về Failure Swing trong phần giới thiệu các cách thức giao dịch cùng RSI sao cho đạt hiệu quả nhất ở phần tiếp theo.

  Ngoài Failure Swing, chỉ báo RSI còn cung cấp 1 số thông tin như sau :

  Trong xu hướng tăng chỉ báo RSI có xu hướng duy trì trong phạm vi 40-90 với vùng 40-50 đóng vai trò là hỗ trợ.

  Trong xu hướng giảm RSI có xu hướng nằm trong khoảng 10 đến 60 với vùng 50-60 đóng vai trò là ngưỡng kháng cự.

  Các phạm vi này sẽ khác nhau tùy thuộc vào việc cài đặt RSI và độ mạnh của xu hướng thị trường cơ sở.

  3. Cách sử dụng chỉ báo RSI hiệu quả

  Bạn sẽ thấy những tín hiệu mà RSI cung cấp cũng là yếu tố dẫn đến những sai lầm cơ bản của các nhà giao dịch khi sử dụng chỉ báo này. Vậy phương pháp để sử dụng RSI hiệu quả là gì?

  Hãy nhớ rằng, J. Welles Wilder đã sáng tạo ra RSI là một chỉ báo đo động lượng.

  Khi RSI cho thấy mức QUÁ MUA, có nghĩa là thị trường đang có xu hướng tăng. Chúng ta chờ đợi một thời điểm thị trường đảo chiều giảm nhưng vấn đề là thị trường có thể tiếp tục duy trì ở vùng quá mua rất lâu nếu nó đang trong một xu hướng tăng mạnh. Ngược lại trong xu hướng giảm.

  Vì vậy mức QUÁ MUA và QUÁ BÁN chỉ là một dấu hiệu cho thấy thị trường có thể đảo chiều chứ không phải lúc nào nó cũng dẫn đến sự đảo chiều.Vậy để tăng hiệu quả giao dịch với RSI, bạn cần kết hợp RSI với các công cụ kĩ thuật khác

  3.1. Xác định một xu hướng tương lai

  Đường RSI có thể dự báo một xu hướng mới theo cách sau:

  Xu hướng tăng: Khi RSI nằm trên ngưỡng 50.

  Xu hướng giảm: Khi RSI nằm dưới ngưỡng 50.

  Ở trường hợp này, ngưỡng 50 có thể xem như một hỗ trợ kháng cự cứng của RSI - khi RSI break ngưỡng 50 sẽ có xu hướng đảo chiều. Ngược lại, nếu RSI chạm đường này rồi đảo chiều sẽ có xu hướng tiếp diễn.

  Hình dưới đây cho thấy khi RSI nằm dưới ngưỡng 50 (vùng màu đen) sẽ là xu hướng giảm, RSI nằm trên ngưỡng 50 (vùng màu cam) sẽ là xu hướng tăng.

  3.2. Giao dịch khi có tín hiệu quá bán - quá mua

  Với phương pháp giao dịch này, chúng ta sẽ hành động dựa trên tín hiệu của RSI:

  Tín hiệu quá bán (RSI < 30) ⇒ BUY vì giá sẽ có xu hướng tăng khi RSI tiến vào vùng quá bán.

  Tín hiệu quá mua (RSI >70) ⇒ SELL vì giá sẽ có xu hướng giảm khi RSI tiến vào vùng quá mua.

  3.3. Tín hiệu phân kì (thường) đảo chiều

  Ở xu hướng tăng ⇒ Xét đỉnh:

  Xu hướng tăng sẽ có đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, nhưng chỉ báo RSI lại cho tín hiệu ngược lại khi đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.

  Khi đó giá sẽ có xu hướng đảo chiều từ tăng thành giảm.

  Ở xu hướng giảm ⇒ Xét đáy:Xu hướng giảm sẽ có đáy sau thấp hơn đáy trước, nhưng chỉ báo RSI lại cho tín hiệu ngược lại khi đáy sau cao hơn đáy trước.

  Khi đó giá sẽ có xu hướng đảo chiều từ giảm thành tăng.

  3.4. Tín hiệu phân kì (ẩn) tiếp diễn

  Đối với phân kì ẩn, các phương pháp được sử dụng sẽ trái ngược với phân kì thường.

  Ở xu hướng tăng ⇒ Xét đáy:

  Xu hướng tăng sẽ có đáy giá sau cao hơn đáy giá trước, nhưng chỉ báo RSI lại cho tín hiệu ngược lại khi đáy sau thấp hơn đáy trước.

  Khi đó giá sẽ có xu hướng tiếp diễn xu hướng tăng hiện tại.

  Ở xu hướng giảm ⇒ Xét đỉnh:

  Xu hướng giảm sẽ có đỉnh giá sau thấp hơn đỉnh giá trước, nhưng chỉ báo RSI lại cho tín hiệu ngược lại khi đỉnh sau cao hơn đỉnh trước.

  Khi đó giá sẽ có xu hướng tiếp diễn xu hướng giảm hiện tại.

  3.5. Tín hiệu BUY, SELL bằng đường xu hướng

  Chỉ báo RSI có điều đặc biệt là sẽ di chuyển theo xu hướng. Vẽ đường xu hướng trên RSI sẽ có tín hiệu buy, sell sớm hơn đường xu hướng trên giá khá nhiều.

  Để vẽ đường xu hướng trên RSI, đầu tiên phải vẽ đường xu hướng trên giá, sau đó bạn đối chiếu xuống RSI để có một đường xu hướng phù hợp.

  Buy hoặc Sell khi RSI break đường xu hướng trên RSI. Đây là phương pháp theo mình đánh giá là hiệu quả cao. Tuy nhiên khuyết điểm là phải luyện tập thường xuyên để vẽ đường xu hướng chuẩn.

  Xu hướng tăng - vẽ qua các đáy. Qua đó, mình có vị trí Sell trên RSI khá sớm (gần như ngay đỉnh) so với vị trí Sell theo đường xu hướng trên giá.

  Xu hướng giảm - vẽ qua các đỉnh. Qua đó, mình có vị trí Buy trên RSI khá sớm so với vị trí Buy theo đường xu hướng trên giá.

  3.6. Sử dụng đa khung thời gian

  Đây là phương pháp xác định xu hướng khung lớn hơn và tìm điểm vào lệnh ở khung nhỏ. Việc áp dụng đa khung thời gian giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về một coin, biết được xu hướng dài hạn, tránh đánh ngược xu hướng. Vào khung nhỏ sẽ tìm được entry đẹp cũng như kịp thời phản ứng với các biến động từ thị trường.

  Khi giao dịch trên khung thời gian H4, thì bạn cần vào khung D để xác định xu hướng. Tương tự nếu giao dịch khung H1 thì vào H4 xác định xu hướng.

  Tín hiệu giao dịch theo chỉ báo RSI vô cùng hiệu quả nếu bạn thông hiểu và biết cách kết hợp với các chỉ báo khác. Như chiến lược đơn giản mình có thực hiện như ở trên bạn cũng nhận thấy hiệu quả khá ổn. Hãy tự xây dựng một chiến lược cho bản thân và kiểm tra xem chiến lược nào hiệu quả nhất và áp dụng chúng vào quá trình giao dịch nhé. Chiến lược cho các trade là sử dụng ứng dụng WikiBit để kiểm soát rủi ro.

  Tải ứng dụng tại đây: https://wikibit.onelink.me/Ch74/bit5

Miễn trừ trách nhiệm:

Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không phải lời khuyên đầu tư. Nền tảng không đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của các thông tin được đưa ra và sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ tổn thất nào do việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin trong bài viết.

  • Chuyển đổi token
  • Tỷ giá
  • Tính toán ngoại hối mua vào
/
Đơn vị
Tỷ giá tức thời
Số tiền có thể đổi

0.00