Stochastic là gì? Cách sử dụng Stochastic hiệu quả

Stochastic là gì? Cách sử dụng Stochastic  hiệu quả WikiBit 2021-07-01 10:42

Việc hiểu rõ bản chất của các chỉ báo không chỉ giúp bạn vận dụng chúng một cách linh hoạt mà còn có thể giúp bạn đưa ra các chiến lược kết hợp làm tăng hiệu quả giao dịch. Chỉ báo Stochastic luôn là công cụ hỗ trợ giao dịch ưa thích của rất nhiều trader trên khắp thế giới, tuy nhiên trên thực tế, nhiều nhà giao dịch không thực sự hiểu ý nghĩa của chỉ báo mà họ đang sử dụng là gì. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Stochastic Oscillator, để hiểu xem chỉ báo này là gì, nó có ý nghĩa như thế nào và làm sao để sử dụng Stochastic một cách hiệu quả.

  1. Stochastic Oscillator là gì?

  Stochastic Oscillator (hay còn gọi đơn giản là Stochastic) là một chỉ báo động lượng so sánh giá đóng cửa cụ thể với một phạm vi giá của nó trong một khoảng thời gian nhất định.

  Chỉ báo Stochastic Oscillator sẽ cho chúng ta thấy thông tin về động lượng và cường độ xu hướng. Người ta phân tích phân kỳ tăng và giảm trong chỉ báo Stochastic để xác định được tín hiệu đảo chiều sắp tới. Ngoài ra, chỉ báo dao động Stochastic Oscillator có phạm vi giới hạn nằm trong khoảng từ 0 đến 100 nên hữu hiệu trong việc xác định được mức quá mua và quá bán cho các trader điều chỉnh cách chơi của mình.

  Ý nghĩa của Stochastic

  Stochastic là một chỉ báo đo động lượng của giá, vì động lượng luôn di chuyển trước giá nên chúng ta có thể sử dụng Stochastic làm công cụ để xác định xu hướng thị trường trong tương lai.

  Stochastic thường bao gồm 2 đường: 1 đường phản ánh giá trị của Stochastic (%K) và 1 đường được tính theo SMA 3 phiên của %K (%D).

  Chính vì lý do động lượng luôn di chuyển trước giá, cho nên giao điểm của 2 đường %K và %D được xem là tín hiệu cho thấy sự đảo chiều có thể xảy ra, vì nó cho thấy sự thay đổi lớn của động lượng

  .2. Cách sử dụng Stochastic giao dịch hiệu quả

Những sai lầm phổ biến trong cách sử dụng Stochastic Oscillator chủ yếu đến từ việc các nhà giao dịch không chú ý đến xu hướng của thị trường.

  Vì vậy, chúng ta cần nhất trí với nhau rằng, dù cho phương pháp bạn sử dụng với Stochastic Oscillator là gì, bạn bắt buộc phải sử dụng nó kết hợp với xu hướng, sau đó bạn có thể kết hợp thêm với các chỉ báo hỗ trợ hoặc những công thức

  2.1Sử dụng Stochastic với tín hiệu QUÁ MUA – QUÁ BÁN

  Thông thường, khi có dấu hiệu quá mua/quá bán bạn sẽ nghĩ ngay đến việc tiến hành giao dịch, vào lệnh khi thị trường quá mua ở 80 và quá mua ở 20:

  Tuy nhiên, để giao dịch với tín hiệu quá mua/quá bán, chúng ta cần kết hợp với các tín hiệu khác để tăng hiệu quả, bởi theo mình thấy tín hiệu này khá nhiễu.

  2.2 Sử dụng Stochastic kết hợp với Moving Average (đường trung bình động)

  Trong phân tích kỹ thuật, Đường trung bình động MA đem lại tín hiệu khá hiệu quả, để nâng cao hiệu suất của Stochastic, chúng ta có thể có phương pháp kết hợp như sau:

  Cách sử dụng cụ thể của phương pháp này là gì, chúng ta sẽ kết hợp Stochastic Oscillator với đường MA200:

  Nếu xu hướng chính đang được duy trì, giá thường sẽ di chuyển trên MA200 nếu trong xu hướng tăng và dưới MA200 nếu trong xu hướng giảm; và đây được coi là mức hỗ trợ động.

  Chúng ta có thẻ kết hợp với MA để tăng hiệu quả giao dịch:

  Vào lệnh BUY khi giá nằm trên đường MA200, khi Stochastic chạm quá bán.

  Vào lệnh SELL khi giá nằm dưới MA200 và chạm Stochastic chạm vùng quá mua.

  2.3 Phương pháp kết hợp Stochastic Oscillator với mô hình nến đảo chiều

  Nến đảo chiều là công cụ giao dịch vô cùng hữu hiệu với trader, chúng ta có thể kết hợp với nhiều công cụ khác nhau để tạo ra tín hiệu giao dịch chuẩn xác. Cùng kết hợp với Stochastic xem sao nhé:

  Bước 1: Xác định xu hướng chính: Tất nhiên, khi sử dụng bất kỳ tín hiệu nào, việc bạn phân tích và đi theo hướng chính đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn, tránh đu đỉnh.

  Bước 2: Quan sát chờ xuất hiện mô hình nến đảo chiều

  Bước 3: Khi có mô hình nến đảo chiều và Stochastic có tín hiệu quá bán/quá mua chúng ta có thể thực hiện giao dịch.

  2.4 Kết hợp Stoch với RSI

  Phương pháp này cũng dựa theo lý thuyết Dow, đó là giá cả cần phải có sự đồng thuận nhất định, RSI và Stochastic Oscillator đều là các chỉ báo động lượng, chính vì thế nếu cả 2 đều cho các tín hiệu quá bán hoặc quá mua sẽ là cơ hội tốt để tăng xác suất giao dịch lên mức cao hơn.3. Lưu ý khi giao dịch với Stochastic

  Chúng ta hiểu đơn giản %K như mối liên hệ giữa tỷ lệ giá đóng cửa và khoảng giá cao và thấp, còn %D như là đường trung bình của %D. Và %K nằm trên %D nghĩa là giá có xu hướng cao hơn mức trung bình nên sẽ có xu hướng tăng và chúng ta có thể thể vào lệnh Buy và ngược lại.

  Khi xuất hiện QUÁ BÁN/ QUÁ MUA nếu chúng ta vội vàng tiến hành giao dịch thì sẽ dễ bị mắc sai lầm.

  Ngoài ra, bạn cũng nên quan sát xu hướng chính, tránh vào lệnh ngược xu hướng để giảm thiểu rủi ro. Để kiểm soát rủi ro trong giao dịch với bất kì dự án nào hãy sử dụng ứng dụng WikiBit để kiểm tra thông tin các dự án mình đầu tư chính xác nhất: https://wikibit.onelink.me/Ch74/bit5

Miễn trừ trách nhiệm:

Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không phải lời khuyên đầu tư. Nền tảng không đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của các thông tin được đưa ra và sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ tổn thất nào do việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin trong bài viết.

  • Chuyển đổi token
  • Tỷ giá
  • Tính toán ngoại hối mua vào
/
Đơn vị
Tỷ giá tức thời
Số tiền có thể đổi

0.00