VÌ SAO NÊN NGHIÊN CỨU TOKENOMICS TRƯỚC KHI ĐẦU TƯ?

VÌ SAO NÊN NGHIÊN CỨU TOKENOMICS TRƯỚC KHI ĐẦU TƯ? WikiBit 2022-03-17 12:08

Để đánh giá 1 đồng coin, token là xịn hay không để đầu tư người ta trước tiên phải nghiên cứu về "TOKENOMICS" của nó.

  Để đánh giá 1 đồng coin, token là xịn hay không để đầu tư người ta trước tiên phải nghiên cứu về “TOKENOMICS” của nó. Bởi đây là phần quan trọng nhất khi chúng ta nhìn vào dự án để có thể đánh giá xem tiềm năng phát triển của đồng token mình đang đầu tư trong tương lai sẽ như thế nào.

  1. Tokenomics là gì?

  “Tokenomics” = Token + Economics - Kinh tế học token.

  Đây là thuật ngữ dân ngành coin kết hợp lại mà thành chứ ko có định nghĩa hay khái niệm cụ thể trong từ điển. Tokenomics có thể xem là nền kinh tế của tiền mã hóa, cách chúng được xây dựng và áp dụng vào mô hình hoạt động của dự án đó.

   2. Mục đích

  Tokenomics được thiết kế để token của dự án crypto đó có “giá”( giá cả + giá trị nội tại + giá trị sử dụng + giá trị gia tăng) nhằm đem lại lợi ích tối ưu nhất cho tất cả các đối tượng tham gia vào nền kinh tế.

  Phân tích tokenomics của 1 dự án crypto cũng giống như nghiên cứu nền kinh tế của 1 quốc gia từ đó đánh giá được chất lượng quốc gia - dự án crypto đó tốt hay xấu, sức mạnh, tiềm năng phát triển trong tương lai, khả năng sinh lợi nhuận bền vững hay không. Từ đó đưa ra quyết định, chiến lược đầu tư hợp lí

  3. Các yếu tố trong Tokenomics chi phối, ảnh hưởng đến “giá” token

   3.1 Đối tượng tham gia

  - Developers : Nhà phát triển ( Founder, Team, Dev, Advisors...)

  - Crypto funds : Quỹ đầu tư ( Venture, Capital, Backer... )

  - Market makers : Nhà tạo lập thị trường ( Miners, Cex, Dex...)

  - Investors : Nhà đầu tư ( Traders, Holder... )

   3.2 Cấu tạo

  • Coin : Có blockchain riêng (Bitcoin, Ethereum, Solana, Binance Coin, Cadarno...)

  - Token platform : mã thông báo nền tảng (BTC, ETH, SOL, BNB, ADA...)

  • Token: xây dựng trên blockchain có sẵn

  - Utility Token : Token tiện ích (BNB...)

  - Governance tokens : Token quản trị ( XVS, MKR, UNI, AXS...)

  - Transactional tokens : Token dùng để thanh toán, giao dịch (DAI, VAI, BUSD...)

  - Reward token : Token phần thưởng (SLP, NFTs...)

  - Other : Các loại token khác

   3.3 Thành phần

  • Token supply : nguồn cung token

  + Max supply : Tổng cung tối đa

  + Total supply : Tổng cung

  > Tổng cung cố định

  > Tổng cung không cố định

  - Tăng dần

  - Giảm dần

  - Lúc tăng lúc giảm (Mint-Burn, Rebase)

  + Circulating supply : Cung lưu thông

  • Market cap : Vốn hóa thị trường

  • Fully Diluted Valuation (FDV) : Vốn hoá được pha loãng hoàn toàn

   3.4 Đặc điểm - Tính chất

  • Cơ chế

  - Inflation : Lạm phát

  - Deflation : Giảm phát

  • Phân quyền

  - Centralized : Tập trung do tổ chức, cá nhân quản lí

  - Decentralized : Phi tập trung do cộng đồng quản lí

  - From Centralized to decentralized : từ quản lí tập trung đến phi tập trung

  3.5 Token Use Case : Các cách sử dụng token

  • Staking - Liquidity Mining (Farming) : Đặt cược - Khai thác thanh khoản để nhận thưởng là token nền tảng hoặc token khác đồng thời giảm cung lưu thông có lợi cho giá token

  • Governance (Quản trị) : người nắm giữ có quyền đề xuất, bỏ phiếu cho các tính năng sản phẩm và điều chỉnh, đóng góp cho sự phát triển của dự án trong tương lai.

  • Transaction fee : thanh toán các chi phí khi giao dịch trong hệ sinh thái

  • Quyền lợi khác

  - Hưởng ưu đãi khi sử dụng dịch vụ (giảm phí giao dịch, được nhiều hơn hoa hồng môi giới..)

  - Được ưu tiên mua trước, mua giảm giá các token mới phát hành trên nền tảng (launchpad)

  - Nhận airdrop token, NFTs....

   3.6 Hình thức huy động vốn ( Token sale )

  • Pre mine - Pre sale: Khai thác trước - bán trước

  - Seed sale : Vòng bán hạt giống cho người thân, angel investor... ở giai đoạn sơ khai ( ý tưởng, phác thảo...)

  - Private Sale : Bán riêng tư cho các quỹ đầu tư ở giai đoạn khởi chạy dự án ( roadmap, white paper, launch product...)

  - Public Sale : ICO, IEO, IDO... Bán cộng đồng ở giai đoạn hoàn thiện sản phẩm, bản thử nghiệm (beta)...

  • Fair Launch : không khai thác hay bán trước, phân phối công bằng cho cộng đồng

  - Testnet, Airdrop : phân phối cho người dùng nắm giữ token nền tảng hoặc trải nghiệm sản phẩm giai đoạn sớm đạt đủ yêu cầu của dự án

  - Staking, Liquidity Mining : phân phối cho người dùng đặt cược, cung cấp thanh khoản

   3.7 Token Allocation : Phân bổ token

  Tỉ lệ phân bổ token cho

  - Team phát triển, ban lãnh đạo, cố vấn...

  - Các đợt bán trước...

  - Quỹ dự trữ, phát triển dự án, marketing...

  - Dành cho người khai thác, người dùng, cộng đồng, hệ sinh thái...

  - Khác

  3.8 Token Release : Kế hoạch phân phối token

  • Token release schedule : Phân bổ theo lịch trình định sẵn

  < 1 năm : dự án ngắn hạn

  2 - 5 năm : dự án trung hạn

  5 >10 năm : dự án dài hạn

  • Phân bổ theo hiệu suất và nhu cầu sử dụng thực tế trên nền tảng mà bổ sung khối lượng token hợp lý giúp ổn định giá của token

  3.9 Mô hình kinh doanh của dự án

  • Các sản phẩm nào của hệ sinh thái đem lại lợi nhuận ( Phí giao dịch, phí quản lí, phí cho vay, phí thanh lí....)

  - Bền vững (Cex, Dex, Lending...)

  - Không ổn định ( Stake, Liquidity Mining...)

  • Cơ chế giữ giá cho token của dự án

  - Buy back & Burn : Mua lại & Đốt

  - Chia sẻ lợi nhuận cho holder

  3.10 Tiềm năng phát triển,mở rộng trong tương lai

  - Team dev hoạt động, cập nhật thường xuyên

  - Lộ trình phát triển rõ ràng, thực hiện đúng tiến độ

  - Cộng đồng đông, tăng đều, năng động, nhiệt tình đóng góp cho dự án

  - Tạo thêm nhiều sản phẩm mới theo xu hướng, nhu cầu thị trường, thêm nhiều token use case....

Miễn trừ trách nhiệm:

Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không phải lời khuyên đầu tư. Nền tảng không đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của các thông tin được đưa ra và sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ tổn thất nào do việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin trong bài viết.

  • Chuyển đổi token
  • Tỷ giá
  • Tính toán ngoại hối mua vào
/
Đơn vị
Tỷ giá tức thời
Số tiền có thể đổi

0.00