ĐIỂM PIVOT LÀ GÌ? CÁCH XÁC ĐỊNH ĐIỂM PIVOT HIỆU QUẢ TRONG GIAO DỊCH CRYPTO

ĐIỂM PIVOT LÀ GÌ? CÁCH XÁC ĐỊNH ĐIỂM PIVOT HIỆU QUẢ TRONG GIAO DỊCH CRYPTO WikiBit 2021-12-02 10:20

Pivot Point Point là một trong các chỉ báo phân tích kỹ thuật dùng để xác định xu hướng của thị trường tiền mã hóa. Đây được xem là chỉ báo được nhà đầu tư sử dụng đơn lẻ nhưng vẫn đảm bảo độ tin cậy cao.

  1. Pivot Point là gì?

Các Pivot point đầu tiên được phát triển bởi các nhà giao dịch để dự đoán các mức hỗ trợ và kháng cự trong thị trường chứng khoán và hàng hóa.

  Chúng cũng có thể giúp xác định xu hướng chung của thị trường, theo đó, nếu giá phá vỡ qua một khu vực nhất định, chúng có thể được coi là tăng giá hoặc ngược lại giảm giá nếu chúng giảm xuống dưới cùng một khu vực.

  Cách phổ biến nhất để tính toán pivot point là “hệ thống 5 điểm”. Điều này bao gồm trung bình của mức cao, mức thấp và mức giá đóng cửa của giai đoạn giao dịch trước đó để xác định ra 5 cấp độ: 2 hỗ trợ, 2 kháng cự và một “pivot point”.

  2. Cách tích Pivot Point?

  Hệ thống 5 điểm chỉ là một trong nhiều cách được đưa ra để tính toán và xác định các mức hỗ trợ và kháng cự nhưng nó cũng là một trong những phương pháp đơn giản nhất, cụ thể:

  Pivot Point (PP) = (Giá cao nhất của phiên trước + Giá thấp nhất phiên trước + Giá đóng cửa phiên trước)/3.

  Hỗ trợ và kháng cự đầu tiên:

  Kháng cự 1 (R1) = (2 x Pivot Point) – Giá thấp nhất phiên trước.

  Hỗ trợ 1 (S1) = (2 x Pivot Point) – Giá cao nhất phiên trước.

  Hỗ trợ và kháng cự thứ 2:

  Kháng cự 2 (R2) = Pivot Point + (Giá cao nhất phiên trước – Giá thấp nhất phiên trước)

  Hỗ trợ 2 (S2) = Pivot Point – (Giá cao nhất phiên trước – Giá thấp nhất phiên trước)

  Như đã thấy ở trên, các công thức thường tẻ nhạt và tốn thời gian để hoàn thành bằng tay.

  Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng một chương trình biểu đồ trực tuyến, điều này có thể tự động thực hiện cho bạn.

  Khung thời gian giao dịch

3. Khung thời gian sử dụng Pivot cho nhà đầu tư

  Trong khi có các trader ngoài kia sử dụng các pivot point cho khung thời gian dài hơn nhưng thường thì chúng ta sẽ dùng vào các biểu đồ 4 giờ và 1 giờ cũng như khung thời gian 30 và 15 phút.

  Khi được sử dụng kết hợp với các chỉ báo khác như chỉ báo MACD và chỉ số sức mạnh tương đối (RSI), các trader có thể chắc chắn hơn về hành động giá.

  Biểu đồ 15 phút

  Trong biểu đồ bitcoin trên, các mức kháng cự được đánh dấu là “R1” và “R2”, trong khi hỗ trợ được gắn nhãn là “S1” và “S2”, với pivot point được đánh dấu là “P.”

  Một số trader sử dụng đến 4 mức kháng cự và hỗ trợ, nhưng hiện tại, chúng ta hãy cứ sử dụng 2 mức trước.

  Các chỉ báo khác cũng xác nhận xu hướng tăng. Ví dụ, chỉ báo RSI cho thấy các điều kiện quá bán trước khi bứt phá và chỉ báo MACD bổ sung thêm một lớp xác nhận về triển vọng tăng cho đầu tháng.

  Sau một vài nỗ lực không thành công trong việc vượt qua mức kháng cự cao hơn (R1), Bitcoin giảm mạnh vào ngày 14/09, khi này nó tiếp tục cho thấy pivot point thứ hai và ít nhiều đã giao dịch ngang dọc theo ngưỡng hỗ trợ (S1 + S2) trong 3 ngày.

  4. Cách sử dụng điểm Pivot trong giao dịch Crypto

Trong giao dịch Crypto, nhờ có điểm Pivot mà các Trader có thể xác định nhanh chóng vùng giá hỗ trợ và kháng cự tiềm năng.

  4.1 Giao dịch khi thị trường đảo chiều tăng

  Khi thị trường đang trong xu thế đảo chiều tăng, điểm Pivot sẽ được sử dụng như cột mốc hỗ trợ hoặc kháng cự. Cụ thể như sau:

  Đặt lệnh mua khi giá bắt đầu tăng tại mức hỗ trợ S1 và S1. Đồng thời, nhà đầu tư cần dừng việc mua khi mức hỗ trợ dưới ngưỡng S2 và S3.

  Đặt lệnh mua khi giá bắt đầu tăng tại mức kháng cự R1 và R2. Đồng thời, lệnh dừng bán phải được đặt ra ngay khi mức hỗ trợ trên ngưỡng R2 và R3.

  4.2 Giao dịch khi giá Breakout

  Không chỉ thị trường đảo chiều, mà điểm Pivot còn có thể sử dụng khi mức giá có khả năng Breakout. Trong trường hợp này, Trader nên thực hiện giao dịch theo hướng sau:

  Đặt lệnh mua khi giá Breakout vươt qua mức kháng cự R1.

  Đến khi giá quay về mức kháng cự R1, bạn hãy dịch chuyển xu hướng bằng việc kết hợp thêm nhiều công cụ hỗ trợ khác.

  Đối với trường hợp thanh giá phá vỡ được mức hỗ trợ hoặc kháng cự, thì điểm Pivot đóng vai trò là mỏ neo để ngăn chặn các giao dịch bốc đồng.

  Những lưu ý khi giao dịch với điểm Pivot

  Trong quá trình thực hiện giao dịch, Trader cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  Cấu tạo của điểm xoay Pivot bao gồm: Điểm trục chính (PP), 3 mức kháng cự ở trên (R1, R2, R3) và 3 mức hỗ trợ bên dưới (S1, S2, S3).

  Trái ngược với đường EMA, đường trendline, đường kháng cự và hỗ trợ, các mức điểm xoay Pivot luôn giống nhau ở mọi khung giờ. Do đó, các bạn chỉ cần sử dụng duy nhất 1 công thức để tính toán. Cần lưu ý, những điểm xoay này chỉ có giá trị trong ngày hôm đó. Đến ngày hôm sau, các mức R1, R2, R3 và S1, S2 S2 cùng điểm PP luôn thay đổi.

Miễn trừ trách nhiệm:

Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không phải lời khuyên đầu tư. Nền tảng không đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của các thông tin được đưa ra và sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ tổn thất nào do việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin trong bài viết.

  • Chuyển đổi token
  • Tỷ giá
  • Tính toán ngoại hối mua vào
/
Đơn vị
Tỷ giá tức thời
Số tiền có thể đổi

0.00