MỘT SỐ THUẬT NGỮ CƠ BẢN TRÊN THỊ TRƯỜNG CRYPTO

MỘT SỐ THUẬT NGỮ CƠ BẢN TRÊN THỊ TRƯỜNG CRYPTO WikiBit 2021-08-30 18:34

Khi tham gia vào thị trường tiền điện tử (Crypto) bạn sẽ gặp rất nhiều thuật ngữ. Có bao giờ bạn từng nghe là nên long BTC trong thời điểm này, hay nên Short BTC trong thời điểm này chưa? Nếu bạn nắm chắc và hiểu đúng ý nghĩa của các thuật ngữ thường dùng trong crypto bạn sẽ có những quyết định đầu tư đúng đắn hơn, và có chiến lược đầu tư hiệu quả hơn

  1. Tiền điện tử và những thuật ngữ cơ bản

  - Fiat currency: Tiền pháp định - loại tiền tệ chỉ có giá trị tượng trưng do Nhà nước định giá và phát hành. Mỗi quốc gia sẽ có một đồng tiền pháp định khác nhau, giá trị và mức độ phổ biến của tiền pháp định thường tượng trưng cho sức mạnh kinh tế của quốc gia đó.

  Ví dụ: Các đồng tiền pháp định như EUR, bảng Anh, ... (có giá trị cao) hay USD (mức độ phổ biến cao) đều là những đồng tiền của các quốc gia có nền kinh tế mạnh.

  - Cryptocurrency (Digital currency): Tiền mã hoá, tiền điện tử, hay tiền ảo - loại tiền tệ do một hệ thống mạng lưới máy tính phát hành. Tiền điện tử hoạt động độc lập mà không chịu sự quản lý của bất kỳ bên thứ ba nào.

  - Bitcoin (BTC): Tên một loại tiền mã hoá. Hiện nay, Bitcoin là đồng coin mạnh nhất, đại diện cho tiền mã hoá. Sự ra đời của Bitcoin cũng đồng thời khai sinh ra khái niệm “tiền mã hoá” ngày nay.

  Satoshi: Đơn vị tiền tệ nhỏ nhất của Bitcoin - 1 BTC = 10^8 Satoshis. Ngoài ra, các đơn vị chính thức khác của Bitcoin như:

  1 mBTC (millibitcoin) = 1/1.000 BTC = 100.000 Satoshis

  1 μBTC (microbitcoin) = 1/1.000.000 BTC = 100 Satoshis

  - White paper: Sách trắng (hay bạch thư) - tài liệu của các doanh nghiệp nhằm truyền tải thông điệp đến mọi người. Trong tiền mã hoá, whitepaper là bản mô tả chi tiết dự án sẽ được thực hiện, để nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về dự án.

  - Crypto-: Đây là tiền tố xuất phát từ tiếng Hy Lạp “kryptos” nghĩa là bí mật. Đó cũng là ý nghĩa sâu xa của từ cryptocurrency (tiền mã hoá) hay cryptography (mật mã học) mà chúng ta vẫn hay gặp. Ngoài ra, tiền mã hoá cũng xuất phát từ chữ encrypt - mã hóa hay viết thành mật mã; và từ trái nghĩa là decrypt (giải mã).

  - Mining: Đào, khai thác. Đây là một đặc tính khá thú vị của một số loại tiền điện tử như Bitcoin, cho phép người tham gia trong mạng lưới giải quyết những “bài toán” hệ thống để nhận tiền điện tử. Những người thực hiện công việc này được gọi là miner (thợ đào), họ có thể dùng các công cụ như máy đào để thực hiện công việc này.

  - Token: Những đồng coin được phát hành dựa trên một nền tảng coin trước đó. Hiện tại, khái niệm coin và token thường bị đánh đồng với nhau. Tuy nhiên, giữa chúng cũng tồn tại một số điểm khác biệt:

  - Altcoin: Những đồng tiền điện tử khác với Bitcoin. Xuất phát từ thuật ngữ Alternative Bitcoin (Bitcoin thay thế), Altcoin là những phiên bản cải tiến của Bitcoin nhằm cải thiện và giải quyết những nhược điểm mà giao thức Bitcoin đang gặp phải.

  - Stablecoin: Đồng coin được gắn vào một tài sản cố định nào đó nhằm ổn định thị trường tiền mã hoá. - Stable Coin phải được hỗ trợ bởi các tài sản mà nó “neo” vào như vàng (Digix Gold Tokens - DGX), một loại tiền pháp định nào đó (Tether - USDT), hoặc các loại tiền mã hoá khác (MarketDAO - DAI)

  Các đồng Stable Coin phổ biến hiện nay như Tether (USDT), TrueUSD (TUSD), Paxos (PAX) và USD Coin (USDC), Dai (DAI), Maker (MKR).

  2. Các thuật ngữ phổ biến trong giao dịch tiền điện tử

- Transaction: giao dịch - hoạt động ngược chiều nhau (ví dụ: mua và bán) cho cùng một đối tượng giao dịch, ở đây là các đồng coin (như Bitcoin chẳng hạn). Đây là thuật ngữ không chỉ dành riêng cho tiền mã hoá, mà còn được dùng trong các lĩnh vực khác.

  - Transaction block: khối giao dịch. Trong lĩnh vực tiền mã hoá, các giao dịch của người dùng trong mạng lưới sẽ được ghi lại và mã hoá thành một khối (block), hay chính xác hơn là khối giao dịch (transaction block), và thêm vào chuỗi khối (blockchain).

  - Transaction fee: phí giao dịch. Khi thực hiện giao dịch tại sàn, nhà đầu tư sẽ bị yêu cầu trả một khoản phí tính trên % giá trị của giao dịch, đó là phí giao dịch (transaction fee). Thông thường, ngoài khoản phí này, nhà đầu tư sẽ phải chịu thêm các khoản phí từ dịch vụ của bên thứ ba như ngân hàng, các dịch vụ thanh toán, v.v…

  - Exchange: sàn giao dịch - nơi tập trung người bán, người mua và những sản phẩm giao dịch. Tại các sàn giao dịch tiền ảo, người dùng sẽ đặt lệnh (mua/ bán) hay tạo quảng cáo cho các đồng coin (BTC, ETH, ...).

  Payment Service Provider (PSP): nhà cung cấp dịch vụ thanh toán. Trong thị trường tiền mã hoá, các PSP này hoạt động như những “đại lý” tiền mã hoá, có thể là BTC, ETH, ... để cung cấp dịch vụ cho các nhà đầu tư chọn hình thức thanh toán trực tiếp, như Simplex.

  - All-time High (ATH): giá cao nhất được ghi nhận của một tài sản nào đó, ở đây có thể hiểu là một đồng coin nào đó. Ví dụ, vào năm 2017, giá Bitcoin đã đạt giá-cao-nhất tại 19.665 USD, như vậy 19.665 USD chính là ATH của Bitcoin tính đến hiện tại.

  - Bull/ bullish & Bear/ bearish: xu hướng lên và xuống của thị trường. Đây là cách đặt tên những xu hướng thị trường theo cách tấn công của các con vật:

  - Bull (con bò) thường tấn công (húc) lên phía trên và Bear (con gấu) thường tấn công (cào) xuống phía dưới. Như vậy, khi thị trường có chiều hướng đi lên tích cực, chúng ta gọi đó là thị trường bò (bull/ bullish) và thị trường gấu (bear/ bearish) trong trường hợp ngược lại.

  - Pump & Dump: đẩy giá - thuật ngữ chỉ những tác động của thị trường lên giá. Theo đó, pump là đẩy giá lên, mà mọi người vẫn hay gọi là “bơm giá”. Và ngược lại, dump có nghĩa là đẩy giá xuống, thường là bán tháo coin để rút tiền về. Thông tường, khi nhận thấy dấu hiệu hoặc chiều hướng xấu, các trader thường tìm cách bán tháo tài sản để bảo vệ tiền của mình.

  - Volatility: độ biến động của thị trường. Đây là chỉ số đo lường mức độ biến động giá của một tài sản tài chính được giao dịch như chứng khoán, tiền mã hoá, vàng, v.v... Chỉ số volatility càng cao, giá trị của tài sản càng dễ bị thay đổi (tăng/ giảm) đột ngột trong khoảng thời gian ngắn.

  - Circulating supply: lượng tiền lưu thông hay tổng số coin lưu hành trên thị trường. Đây là chỉ số quan trọng để tính vốn hoá thị trường (market cap) của một đồng coin. Các nhà đầu tư thường xem chỉ số này trên website www.coinmarketcap.com.

  - Market cap: vốn hóa thị trường - tổng giá trị thị trường của một loại coin. Market cap được tính bằng giá khớp lệnh gần nhất của một đồng coin (có thể là BTC, ETH, ...) nhân với tổng số coin lưu hành trên thị trường (circulating supply). Như vậy, giá trị vốn hoá thị trường sẽ bị thay đổi dựa theo nhu cầu của thị trường tại các thời điểm khác nhau.

  - Volume: khối lượng giao dịch của một tài sản trong một khoảng thời gian nhất định (giờ, ngày, tháng, ...). Thông thường, volume trong thị trường tiền mã hoá được tính là khối lượng giao dịch của tài sản đó trong vòng 24h. Volume phản ánh sức mạnh của đồng coin (được biểu hiện trên giá), tính thanh khoản, và cả chất lượng của xu hướng thị trường.

  - Stop Limit hay Stop Limit Order: lệnh dừng giới hạn - kết hợp giữa lệnh dừng (stop order) và lệnh giới hạn (limit order). Như vậy, khi đặt lệnh này, lệnh buy (mua) hoặc sell (bán) của bạn sẽ được thực hiện ngay khi giá đạt đến giới hạn (limit). Điểm giới hạn còn được gọi là giá dừng (stop price). Đây là lệnh giúp nhà đầu tư có thể quản lý vốn một cách hiệu quả và đo lường được mức độ lãi/lỗ của danh mục đầu tư. Tuy nhiên, trong những thị trường biến động mạnh, Stop Limit sẽ đánh mất các cơ hội kiếm lời tốt hơn.

  - Stop Loss: cắt lỗ hay dừng lỗ. Cũng tương tự như Stop Limit, Stop Loss cũng là lệnh để hạn chế thua lỗ. Tuy nhiên, Stop Loss chỉ dùng để bán khi giao dịch đạt đến stop price. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng lệnh Take Profit (chốt lời) - bán khi giao dịch có lời để giảm rủi ro.

  - Margin: giao dịch ký quỹ - thuật ngữ chỉ việc dùng đòn bẩy tài chính trong đầu tư. Hiện nay, hình thức này vẫn chưa phổ biến trong thị trường tiền mã hoá, chỉ một số ít sàn giao dịch có chức năng này. Tuy nhiên, giao dịch ký quỹ là hình thức đầu tư rất rủi ro, nhà đầu tư nên xem xét kỹ lưỡng trước khi thực hiện giao dịch.

  - Fear of Missing out (FOMO): hội chứng sợ bỏ lỡ, sợ mất cơ hội. Đây là tâm lý rất phổ biến của nhà đầu tư, có mặt trong hầu hết các hình thức giao dịch từ chứng khoán, Forex, đến tiền mã hoá, v.v...

  - Fear - Uncertainty - Doubt (FUD): Sợ hãi - Không chắc chắn - Nghi ngờ. Đây là thuật ngữ để chỉ tâm lý lo sợ, không chắc chắn với quyết định đầu tư của mình. FUD là một tâm lý tiêu cực, có thể dẫn đến những quyết định sai lầm, hay bỏ qua những cơ hội đầu tư đáng giá. Để hạn chế điều này, nhà đầu tư cần phải tìm hiểu thật kỹ và quyết đoán với quyết định của bản thân mình.

  - To the moon hay Coin to the moon: trạng thái tăng vọt về giá trị của một đồng coin nào đó. Thông thường, người ta thường dùng thuật ngữ này để chỉ sự tăng vọt sau một đợt giảm sâu.

  - HODL: là một từ lóng xuất phát từ “Hold” (nắm giữ). HODL xuất hiện lần đầu trên một diễn đàn Bitcoin do một người say khởi xướng với tựa đề “I AM HODLING” để nói về việc anh ta đang nắm giữ Bitcoin dù thị trường đang xuống dốc. Và tất nhiên, anh ta cũng mang hy vọng Bitcoin sẽ tăng trong một ngày không xa. Đến nay, mọi người dùng từ HODL để chỉ trạng thái nắm giữ một đồng coin nào

Miễn trừ trách nhiệm:

Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không phải lời khuyên đầu tư. Nền tảng không đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của các thông tin được đưa ra và sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ tổn thất nào do việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin trong bài viết.

  • Chuyển đổi token
  • Tỷ giá
  • Tính toán ngoại hối mua vào
/
Đơn vị
Tỷ giá tức thời
Số tiền có thể đổi

0.00